Các mô hình tự quản về an toàn giao thông: Góp phần giải quyết các điểm nóng về trật tự, an toàn giao thông

Cập nhật: 04-11-2015 | 09:47:05
Bên cạnh vai trò, trách nhiệm của các lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT), thời gian qua tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, nhiều mô hình tự quản về ATGT cũng được thành lập đi vào hoạt động đã góp phần tích cực vào việc kiềm chế tai nạn giao thông (TNGT), hạn chế được các vụ ùn tắc giao thông (UTGT), nhất là các vụ UTGT trong thời gian dài. Bên cạnh đó, các mô hình tự quản về ATGT đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt pháp luật về giao thông và tham gia giữ gìn trật tự, ATGT ở các xã, phường, thị trấn.

Nhiều mô hình tự quản trật tự, ATGT hiệu quả

Đầu tiên có thể kể đến là mô hình Câu lạc bộ Phụ nữ thực hiện ATGT do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phát động với tiêu chí hoạt động là tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật về trật tự, ATGT nhằm giúp hội viên, phụ nữ thực hiện tốt các tiêu chí về văn hóa giao thông, tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ (GTĐB), vận động hội viên, phụ nữ không mua bán lấn chiếm vỉa hè...

 Khai mạc hội thi An toàn giao thông tỉnh năm học 2015-2016

 Học sinh huyện Dầu Tiếng trong tiểu phẩm dự thi tại Hội thi ATGT tỉnh
năm 2015-2016 diễn ra vào sáng 3-11

Sáng 3-11, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Sở Giáo dục - Đào tạo đã tổ chức khai mạc hội thi An toàn giao thông (ATGT) tỉnh năm học 2015-2016. Hội thi ATGT tỉnh năm nay có 50 đội dự thi đến từ khắp nơi trên địa bàn tỉnh tham dự.

Năm nay, Ban tổ chức đã đưa vào những nội dung mới nhằm làm phong phú và tăng cường tính cạnh tranh giữa các đơn vị tham gia, gồm 2 phần thi độc lập là phần thi tiểu phẩm và phần thi kiến thức. Trong đó phần thi kiến thức có bổ sung nội dung thi hùng biện. Trong phần thi tiểu phẩm, Ban giám khảo đã chọn được 7 đơn vị xuất sắc (khối THPT 5 đơn vị và khối TCCN-GDTX 2 đơn vị) để cùng tham gia vòng chung kết tiểu phẩm với 9 phòng GDĐT.

Ông Lê Nhật Nam, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh cho biết, hội thi được tổ chức hàng năm nhằm mục đích tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho các em học sinh trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng để đông đảo thanh thiếu niên học sinh, người tham gia giao thông được tiếp cận những thông điệp về ATGT, góp phần làm giảm mạnh cả 3 tiêu chí về TNGT…


Một trong những mô hình được đánh giá cao trong thời gian qua là mô hình “Tuyến đường kiểu mẫu”, “Tuyến đường tự quản” do cựu chiến binh (CCB) phụ trách. Mô hình này đã được thành lập ở hầu hết các địa phương. Tại phường An Bình, TX.Dĩ An có 4 tuyến đường kiểu mẫu do Hội CCB phường quản lý đạt hiệu quả cao. Hàng ngày ở các tuyến đường này đều có người tuần tra, vận động người dân chấp hành Luật GTĐB, không lấn chiếm vỉa hè buôn bán...

Là địa phương có dân số ngày càng tăng, phương tiện lưu thông ngày càng nhiều, đặc biệt phần lớn các hộ dân hai bên đường đều tận dụng ưu thế mặt tiền để mở cửa hàng kinh doanh, một số nơi lấn chiếm vỉa hè gây cản trở tầm nhìn, vi phạm hành lang ATGT... từ đó, có thời điểm tình hình TNGT trên địa bàn phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên ngày càng diễn biến phức tạp. Được sự chỉ đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam TX.Tân Uyên, Đảng ủy phường Thái Hòa cùng người dân đã mạnh dạn xây dựng và triển khai thành lập Tổ tự quản về ATGT tại cộng đồng dân cư. Mô hình tổ tự quản về ATGT của phường được thành lập từ năm 2012 tại KP.Mỹ Hiệp với 100 thành viên và đến nay, phường đã thành lập được 8 tổ tự quản ATGT với khoảng 160 thành viên.

Tổ tự quản về ATGT phường Thái Hòa đã vận động người dân chấp hành tốt các quy định của Luật GTĐB trong việc lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, tạo cảnh quan đường phố xanh - sạch - đẹp, bảo đảm ATGT; vận động, nhắc nhở các hộ dân chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ công trình giao thông và hành lang ATGT. Riêng các hộ kinh doanh đều phải chấp hành tốt quy định không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán gây mất trật tự, ATGT.

Đến nay, mô hình tổ tự quản ATGT của phường Thái Hòa đã được tổ chức chặt chẽ và mang lại hiệu quả thiết thực. Do các hộ gia đình tự nguyện tham gia nên ý thức của từng người được nâng lên, có trên 90% hộ dân không vi phạm Luật GTĐB; các tổ tự quản ATGT đã tổ chức ra quân trên 240 cuộc tuần tra kiểm soát về giao thông, qua đó đã nhắc nhở nhiều trường hợp vi phạm..., góp phần kéo giảm TNGT và nạn UTGT trên địa bàn.

Cần nhân rộng các mô hình tự quản về ATGT

Sau thời gian hoạt động của các tổ tự quản về ATGT ở các địa phương cho thấy hoạt động của mô hình này đã đạt được những kết quả khích lệ, góp phần tích cực vào việc lập lại trật tự kỷ cương, ổn định tình hình trật tự, ATGT và giảm thiểu TNGT xảy ra ở địa bàn khu dân cư. Các thành viên trong tổ tự quản trực tiếp tuần tra, kịp thời tuyên truyền, nhắc nhở các hộ gia đình, học sinh, người tham gia giao thông giữ gìn trật tự, ATGT tại các tuyến đường, trường học và khu dân cư; không vi phạm quy tắc giao thông, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng. Các thành viên của tổ tự quản, tổ xe ôm cứu thương… cũng là những người tích cực có mặt ngay sau khi xảy ra va chạm, TNGT để bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của nạn nhân, báo tin cho cơ quan công an...

Tham gia chủ yếu với tinh thần “vì cộng đồng”, không có kinh phí hoạt động nhưng với lòng nhiệt tình, hăng hái, trách nhiệm của các thành viên tham gia các mô hình tự quản về ATGT ở các địa phương đã phát huy được tính tự giác, ý thức cộng đồng trách nhiệm của từng nhà, từng người dân, góp phần tích cực vào việc xây dựng đời sống văn hóa và bảo đảm trật tự, ATGT, kéo giảm TNGT ở địa phương.

Do đó, để nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình tự quản về trật tự, ATGT, các thành viên cần được tập huấn về nghiệp vụ và những kiến thức cơ bản về pháp luật, tránh việc lợi dụng danh nghĩa để thực hiện các hành vi trái pháp luật. Chính quyền địa phương cần quan tâm tạo điều kiện, trích kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của các tổ tự quản và kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giữ gìn trật tự, ATGT, góp phần giảm thiểu TNGT xảy ra trên địa bàn nhằm động viên, khuyến khích họ tham gia, nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình này.

Bên cạnh đó, cần nhân rộng các mô hình tự quản về ATGT đã có hiệu quả như mô hình “Khu dân cư tự quản về ATGT”, “Đường phố tự quản”, “Nhóm nòng cốt”… nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, ATGT gắn với việc xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”..

Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo đảm trật tự, ATGT đã được TP.Thủ Dầu Một đẩy mạnh ngay từ cơ sở và đã được đổi mới đa dạng, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức như thực hiện cổ động trực quan bằng hình thức triển lãm hình ảnh, hội thi, tờ rơi, khẩu hiệu, panô hay tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh, tuyên truyền trực tiếp, lưu động... Bên cạnh đó là phát huy có hiệu quả các mô hình, tổ tự quản về ATGT như Câu lạc bộ Nữ công nhân nhà trọ, Câu lạc bộ Thanh niên công nhân, Phụ nữ với ATGT, Đội thanh niên xung kích bảo đảm ATGT... Công an thành phố đã tổ chức công bố quyết định xử phạt các trường hợp vi phạm nghiêm trọng Luật GTĐB và được Công an tỉnh nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh.

BÌNH MINH

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên