Có thể kiện WWF lên WTO

Cập nhật: 10-12-2010 | 00:00:00

Trong góc nhìn pháp lý, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu (Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TPHCM), Việt Nam với tư cách thành viên, đủ cơ sở để khiếu nại, khởi kiện WWF lên WTO vì làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu cá tra Việt Nam.

Sản phẩm quốc gia Việt Nam bị xâm hại uy tín thương hiệu. Ảnh: Ngô Sơn Sản phẩm quốc gia Việt Nam bị xâm hại uy tín thương hiệu.

Trước hết cần phân biệt, sách đỏ có giá trị pháp luật mang tính quốc gia và thế giới, bởi nó quy định những loại sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, cấm đánh bắt, buôn bán và sử dụng. Còn sự việc cá tra hiện nay thì chỉ là bị đưa tên vào trong mục nhãn đỏ trong cuốn cẩm nang tư vấn cho người tiêu dùng của một tổ chức phi chính phủ là WWF và khoanh vùng tại 6 nước EU. Như vậy cuốn cẩm nang đó chẳng khác gì một tờ rơi nên không có tính pháp lý để ngăn cản việc người dân 6 nước nói trên dùng cá tra Việt Nam và ngược lại không thể ngăn cản cá của ta vào EU.

Nhưng nếu người tiêu dùng 6 nước nghe theo lời khuyên của “tờ rơi” thì thiệt hại lớn cho cá tra Việt Nam. Ông có biết tại EU, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2009 lên hơn 580 triệu USD, chiếm trên 40% tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam. Điều này còn làm ảnh hưởng tới chiến lược phát triển cá tra theo hướng bền vững với tổng đầu tư 76 triệu USD của Việt Nam?

-Vấn đề nằm ngay chỗ đó. Những số liệu về cá tra chính là cơ sở pháp lý quan trọng thể hiện yếu tố cần cho một vụ kiện.

Yếu tố cần thứ 2 là xác định các thành viên WWF “đổi màu” cá tra Việt Nam có đủ cơ sở hay không? Theo dõi ý kiến của các cơ quan chức năng Việt Nam trên báo chí, các tiêu chí để căn cứ vào đó WWF xếp cá tra Việt Nam vào “danh sách đỏ”, tôi thấy rằng việc “đổi màu” này không đủ cơ sở. Nếu WWF làm khách quan thì họ đã nói đúng sự thật gây thiệt hại cho Việt Nam.Và nếu đằng sau sự đánh giá của họ có thành phần khác, vì động cơ khác thì WWF đã giúp sức cho việc cạnh tranh không lành mạnh. Cả 2 vấn đề này đều vi phạm nguyên tắc của WTO.

Vì vậy Việt Nam với tư cách là thành viên có thể khiếu nại hoặc kiện WWF lên WTO vì đã xâm hại đến uy tín thương hiệu sản phẩm quốc gia của Việt Nam.

Ông có thể phân tích rõ hơn về cơ sở pháp lý này?

-Theo như Tổng cục Thủy sản công bố nội dung làm việc với WWF thì trả lời cho 19 câu hỏi trong bảng đánh giá cho cá tra Việt Nam, WWF đã dựa trên 2 nguồn tài liệu là bài báo trên tạp chí Aquaculture số 296, năm 2009 (một tạp chí xuất bản tại Hà Lan) và bảng đánh giá Enviromental Impact Assessment of pangasius sector in Mekong Delta (đánh giá tác động môi trường của ngành cá tra ở ĐBSCL của ĐHWageningen - Hà Lan năm 2009).

Đánh giá ngành công nghiệp sản xuất cá tra của cả một quốc gia và lại là nước cung cấp tới 95% cá tra thương phẩm thế giới mà chỉ dựa vào một bài báo của một tạp chí cùng những số liệu cũ của năm 2009 và “ngồi ở nhà” thì không đủ cơ sở.

Như vậy WWF đã vi phạm nguyên tắc rất quan trọng của WTO: Minh bạch, đa phương. Bởi khi đánh giá, các bên liên quan đã không tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, người dân, tổ chức của nước được đánh giá. Các cơ quan chức năng nước được đánh giá cũng không hề biết WWF dựa vào các tiêu chí nào để đánh giá cho đến khi xong xuôi thì mới đưa...

- Xin cảm ơn ông!

Theo Lao Động

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=282
Quay lên trên