Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cơ hội việc làm cho người nghèo

Cập nhật: 18-10-2017 | 07:46:18

 Thời gian qua, các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tích cực giúp đỡ người nghèo qua việc đào tạo nghề lao động nông thôn (LĐNT), giới thiệu việc làm. Đây là cách làm thiết thực giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững và vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu về an sinh xã hội của tỉnh.

 Thu nhập ổn định

Gia đình anh Đinh Công Hoàng, xã Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên trước đây rất khó khăn, là người khuyết tật anh khó tìm được việc làm. Xét thấy hoàn cảnh của anh, UBND xã Tân Thành đã tạo điều kiện để anh đi học nghề chăm sóc cây cảnh. Với kiến thức được học, anh tự tay gầy dựng một khu vườn trồng rau sạch và hoa lan. Hiện nay, cuộc sống của anh đã bớt khó khăn, con cái được ăn học đàng hoàng. Anh Hoàng bộc bạch, địa phương đã tạo điều kiện cho đi học, từ đó anh tiếp thu được khoa học kỹ thuật để áp dụng vào trồng lan, rau sạch. Những tháng ngày thử nghiệm còn nhiều khó khăn nhưng gia đình anh đã có cái ăn, cái mặc. Bản thân là người khuyết tật nghèo nên anh cũng cảm thấy hạnh phúc, tự tin hơn khi không phải phụ thuộc vào gia đình, xã hội.

Chị Trần ThịThu Hương (không đeo khẩu trang) có việc làm ngay sau khi được học may tại Công ty May Primacy (TX.Bến Cát). Ảnh: T.LÝ

Cũng như anh Hoàng, rất nhiều người nghèo được hỗ trợ học nghề theo Đề án đào tạo nghề LĐNT. Một sốngành nghềchính được lựa chọn đào tạo như nghềxây dựng, chăn nuôi, chăm sóc cây cảnh, sửa chữa xe máy, may dân dụng, nấu ăn đãi tiệc... Qua hoạt động đào tạo nghề, người học đãtiếp cận được kiến thức mới vềlĩnh vực mình đào tạo, tạo việc làm tại chỗhoặc tựtạo việc làm đểkiếm sống. Bên cạnh việc đào tạo nghề, Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) các huyện, thị, thành phố còn trao “cần câu” cho người nghèo bằng cách giới thiệu vào làm các công ty, xínghiệp… qua đónâng cao thu nhập cho bản thân vàgia đình. ChịTrần ThịThu Hương, phường Tân Định, TX.Bến Cát cho biết: “Được tham gia lớp dạy nghềmay dân dụng, không chỉ giúp chị có được nghề, màcòn có công ăn việc làm ổn định”.

Bổ sung các ngành nghề phù hợp

Theo ông Hà Minh Trung, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, chương trình đào tạo nghề cho LĐNT đã mang lại nhiều cơ hội cho người nghèo ở nông thôn thay đổi cuộc sống. Đến nay, không còn tình trạng đào tạo nghề chạy theo số lượng và thành tích mà đã được tổ chức một cách chặt chẽ hơn, gắn với nhu cầu sử dụng lao động của địa phương, hoặc người học tự phát triển được khả năng của mình. Việc học nghề đã mang lại hiệu quả tích cực, đặc biệt có ý nghĩa với những hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu đất sản xuất và trình độ sản xuất hạn chế. Cụ thể, nhờ học nghề đã có hàng ngàn hộ thoát nghèo, có thu nhập trung bình vươn lên thành hộ có thu nhập khá.

Trong 9 tháng năm 2017, Sở LĐ-TB&XH, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phối hợp với các huyện, thị, thành phố mở 908 lớp dạy nghề cho 2.864 học viên; trong đó có 1.720 học viên nghề phi nông nghiệp và 586 học viên nghề nông nghiệp. Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở LĐ- TB&XH cũng cho biết, việc dạy nghề LĐNT thời gian qua đã đúng phương châm của tỉnh, đó là cho người dân chiếc “cần câu” chứ không phải cho sẵn “con cá”. Việc đào tạo nghề còn gắn liền hiệu quả với các chương trình lớn; trong đó có chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới…

Phát huy hiệu quả việc dạy nghề, Sở LĐ-TB&XH đã cử cán bộ nghiên cứu thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp để bổ sung những ngành nghề phù hợp, bảo đảm sau khi học nghề học viên có công việc ổn định. Riêng giai đoạn 2018- 2020, mục tiêu đào tạo nghề của Đề án đào tạo nghề LĐNT khoảng 4.140 người; trong đó nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp khoảng 2.640 người, nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp khoảng 1.500 người. Tỷ lệcóviệc làm sau khi học nghềtrong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.

 Ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Sở LĐ-TB&XH cần tiếp tục đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả từ công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề đến dạy nghề và giới thiệu việc làm theo Đề án đào tạo nghề LĐNT. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, như: Nâng cao trình độ giáo viên, chương trình dạy nghề, cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề...

 

THIÊN LÝ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên