Tạo lực phát triển nghề chăn nuôi

Cập nhật: 01-02-2013 | 00:00:00

Ưu thế của CNC

Tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 72 cơ sở đầu tư chăn nuôi gà với tổng đàn là 2.832.000 con (chiếm 61,36% tổng đàn gà của tỉnh), có ứng dụng các tiến bộkhoa học công nghệmới vềgiống và quy trình kỹ thuật, dây chuyền thiết bị, gồm: Hệ thống chuồng trại có trang bị điều hòa nhiệt độ, trang thiết bị tự động, máy thu gom, xử lý và phân loại trứng gà… Bên cạnh các trại gà CNC, toàn tỉnh còn có 40 cơ sở chăn nuôi heo đầu tư theo hướng chăn nuôi công nghiệp với công nghệ tự động và bán tự động, như: Hệ thống máng ăn, máng uống tự động; hệ thống làm mát chuồng trại; hầm biogas để xử lý chất thải... Tổng đàn heo của các mô hình này là 120.135 con, chiếm 22,52% so với tổng đàn heo của tỉnh.

Ưu thế của chăn nuôi CNC tại Bình Dương là giảm từ 10- 15% thức ăn so với các trại chăn nuôi thông thường; đàn gia súc, gia cầm tăng trưởng và phát triển tốt; ít xảy ra dịch bệnh; rút ngắn thời gian nuôi, tăng số lứa nuôi trong năm... Nói về việc ứng dụng CNC vào chăn nuôi, ông Phạm Thanh Hùng, Phó Giám đốc Thường trực Công ty TNHH Ba Huân, đơn vị đang xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm CNC tại xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, cho biết công nghệ là một trong những yêu cầu cơ bản đem lại hiệu quả cho ngành chăn nuôi. Hiện nay, trang trại chăn nuôi gia cầm CNC của công ty được đầu tư hiện đại, tất cả sản phẩm trứng được đưa về xử lý tại nhà máy xử lý trước khi đưa ra thị trường nên sản phẩm bảo đảm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chất lượng tốt. Trả lởi câu hỏi vì sao Công ty Ba Huân chọn Bình Dương để đầu tư, ông Hùng nói: ”Chúng tôi chọn Bình Dương để đầu tư là vì Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, lãnh đạo Bình Dương quan tâm và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển ngành này bằng những chính sách thích hợp. Bên cạnh đó, Bình Dương nằm liền kề TP.HCM nên thuận lợi trong việc vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ...”.

 Cần khắc phục nhược điểm

Chăn nuôi CNC tuy đã và đang mang lại kết quả khả quan, nhưng các trang trại chăn nuôi CNC cũng đang gặp không ít khó khăn, như trang thiết bị dùng trong chăn nuôi nhanh hỏng và phụ thuộc nhiều vào nước ngoài do Việt Nam chưa sản xuất được; nếu để xảy ra dịch bệnh sẽ gây thiệt hại lớn; đất dành cho chăn nuôi ngày càng bịthu hẹp và chịu tác động đáng kểdo phải đáp ứng các điều kiện cách ly; giáthuê nhân công cao... Bên cạnh đó, chăn nuôi CNC là một lĩnh vực còn mới mẻ nên đòi hỏi phải có các nguồn lực, đặc biệt là lực lượng cán bộ chuyên ngành (về lĩnh vực giống, công nghệ sinh học…) và lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao để hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, trình độ của nông dân còn thấp, kéo theo hiểu biết và ứng dụng kỹ thuật còn hạn chế.

Để xây dựng một trại chăn nuôi CNC phải hội đủ các điều kiện: Khu vực xây dựng trang trại phải có điện lưới 3 pha và máy phát điện dự phòng (đàn gà sẽ chết nếu mất điện chỉ trong khoảng thời gian từ 10 - 20 phút); phải có hệ thống đường giao thông thuận lợi phục vụ việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm chăn nuôi; diện tích đất đầu tư trang trại phải đủ rộng từ 5 - 10 ha trở lên, xa khu dân cư, trường học và các công trình công cộng khác...

(Ông Nguyễn Văn Đông)

Để lĩnh vực chăn nuôi CNC tại Bình Dương có thể tiếp tục tiến xa hơn, theo ông Nguyễn Văn Đông, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ loại hình tổchức sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng trang trại, doanh nghiệp; trong đó cần đặc biệt coi trọng chuỗi liên kết từsản xuất - thu mua - chếbiến - bảo quản - tiêu thụ. Cùng với đó, cần thành lập vànâng cao hiệu quảhoạt động của hiệp hội, hội chăn nuôi... Về phía cơ quan chức năng, cần chỉđạo điều hành phát triển chăn nuôi theo đúng quy hoạch, bảo đảm các trang trại vàdoanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi được cấp phép xây dựng trang trại bền vững, tránh tình trạng phải di dời như đãtừng xảy ra, gây lãng phíđầu tư; có kế hoạch đào tạo vàsửdụng cóhiệu quảnguồn nhân lực ngành chăn nuôi, nhất làđào tạo chuyên sâu vềứng dụng CNC trong chăn nuôi vàphòng chống, quản lýdịch bệnh đối với vật nuôi…

Từ những tiền đề cơ bản đã hình thành trong thời gian qua, cùng với những nhược điểm đã được chỉ rõ, có thể nói trong thời gian tới chăn nuôi CNC tại Bình Dương sẽ có bước phát triển mới, cao hơn.

 CAO SƠN

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên