Khai mạc kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa IX: Phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, duy trì tăng trưởng kinh tế

Cập nhật: 17-07-2020 | 08:48:17

Hôm qua (16-7) HĐND tnh khóa IX đã khai mc trng th k hp th 15. Tham d k hp có các ông: Trn Văn Nam, y viên Trung ương Đng, Bí thư Tnh y, Trưng đoàn đi biu Quc hi tnh; Nguyn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thưng trc Tnh y; Trn Thanh Liêm, Phó Bí thư Tnh y, Ch tch UBND tnh; Võ Văn Minh, y viên Thưng v, Ch tch HĐND tnh; Nguyn Văn Lc, y viên Thưng v, Trưng ban Dân vn Tnh y, Ch tch y ban MTTQ Vit Nam tnh; lãnh đo tnh qua các thi k; đi din các s, ban, ngành, đa phương và 63/68 đi biu HĐND tnh khóa IX.

 Dây chuyền sản xuất mũ bảo hiểm tại Công ty TNHH Long Huel, Khu công nghiệp Kim Huy, TP.Thủ Dầu Một. Ảnh: QUỐC CHIẾN

 Duy trì tăng trưởng

Phát biểu khai mạc kỳ họp, ông Võ Văn Minh cho biết, năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm (2016-2020). Mặc dù KT-XH của tỉnh trong 6 tháng qua đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến khó lường, tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu, của cả nước và của tỉnh. Kỳ họp lần này sẽ tập trung xem xét, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, liên quan thiết thực đến phát triển KT-XH của tỉnh, đời sống của nhân dân. Các đại biểu cần tập trung thảo luận những vấn đề trọng tâm tác động đến đời sống nhân dân, bảo đảm phát triển KT-XH và quốc phòng - an ninh của tỉnh; nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, thẳng thắn, thảo luận sôi nổi để đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, xác đáng, để kỳ họp đạt kết quả cao nhất...

Trình bày báo cáo tại kỳ họp, ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết trong 6 tháng đầu năm 2020, giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, cả nước phải tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả vừa phục hồi kinh tế và đạt nhiều kết quả tốt. Với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và nhân dân trong tỉnh, Bình Dương đã đạt nhiều kết quả tốt về phát triển KT-XH và phòng, chống dịch bệnh Covid-19; tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,73% so với cùng kỳ...

Đại biểu Nguyễn Tầm Dương, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, nhìn nhận mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong tình hình các chuỗi sản xuất, cung ứng trên thế giới bị đứt gãy, sản xuất công nghiệp gặp khó khăn nghiêm trọng, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành sâu sát và tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ DN vượt qua khó khăn. Hiện nay, dịch bệnh trong nước cơ bản được kiểm soát tốt, các DN trong tỉnh bắt đầu tiếp cận các chính sách hỗ trợ (thuế, tín dụng, giảm giá điện...), nỗ lực khôi phục sản xuất, thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm được nguồn nguyên liệu, có đơn hàng xuất khẩu trở lại, mở rộng thị trường tiêu thụ nên sản xuất công nghiệp của tỉnh từng bước phục hồi, phát triển.

Đại biểu Nguyễn Tầm Dương đánh giá, trong 6 tháng đầu năm 2020, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh tăng khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 122.391 tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ, với các biện pháp điều hành tích cực của tỉnh, thị trường hàng hóa ổn định, không xảy ra biến động, hàng hóa phong phú, giá cả tương đối ổn định, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân luôn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng tăng khá cao với mức tăng 3,44% so với cùng kỳ.

 Thực hiện tốt “mục tiêu kép”

Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh nhìn nhận, trong 6 tháng qua, UBND tỉnh đã tập trung triển khai quyết liệt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về nhiệm vụ vừa tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 vừa phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh; thực hiện rà soát đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh đến tình hình KT-XH; triển khai các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội; theo dõi nắm tình hình, chủ động xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền hoặc đề xuất kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cổ động và phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để chăm lo vật chất và tinh thần cho các đối tượng trong dịp tết, dịp lễ, các ngày kỷ niệm và kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm; triển khai hiệu quả, nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; người dân tin tưởng, hưởng ứng các biện pháp, quy định về phòng, chống dịch bệnh và nêu cao tinh thần tương ái trong mùa dịch bệnh. Các chỉ số đo lường hiệu quả quản lý, phục vụ của chính quyền được cải thiện. Công tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư, thương mại được tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp...

Đề xuất các giải pháp

Thay mặt Ban Kinh tế - Ngân sách, đại biểu Nguyễn Tầm Dương đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo việc theo dõi, nắm bắt sâu sát, kịp thời tình hình hoạt động của các DN; đồng thời triển khai nhanh, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, các gói kích cầu phát triển kinh tế, thiết thực hỗ trợ DN duy trì và phát triển sản xuất; tiếp tục phân tích nguyên nhân và có biện pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn trong thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020; quán triệt đối với các cấp, các ngành quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ xem giải ngân tốt vốn đầu tư công là biện pháp kích cầu hiệu quả, tạo thêm động lực tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021; phấn đấu hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2020 theo nghị quyết của HĐND tỉnh và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

UBND tỉnh cần chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tình hình tái đàn, phục hồi đàn heo trên địa bàn, nhất là đối với các tổ chức, cá nhân trong nước; chỉ đạo sở, ngành và chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình hình ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các DN và ô nhiễm nguồn nước của các kênh rạch trên địa bàn. Cùng với đó là chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện các biện pháp tích cực nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; quyết liệt việc khắc phục các dự án khu đô thị, khu dân cư chậm triển khai, chậm tiến độ…

 Trong ngày làm việc hôm qua, HĐND tỉnh đã xem xét nhiều báo cáo, tờ trình quan trọng, như: Kết quả giám sát của đoàn giám sát HĐND tỉnh về thực hiện chính sách, pháp luật về an sinh xã hội giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh; kế hoạch điều chỉnh đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (lần 3); điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020; chủ trương đầu tư dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT746, ĐT747B, ĐT743 theo hình thức đối tác công tư (PPP); điều chỉnh, bổ sung số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và hội có tính chất đặc thù; sáp nhập khu phố 1 và khu phố 2 để thành lập khu phố 1 thuộc phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên; quy định phí tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn tỉnh...

 Bên lề kỳ họp

 Đại biểu Nguyễn Thanh Trung: Qua báo cáo của UBND tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh (QP-AN) trong 6 tháng đầu năm 2020, tôi đánh giá cao việc tập trung triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và HĐND tỉnh, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đồng thời nỗ lực cao nhất để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm QP-AN. Kết quả đáng mừng là các chỉ tiêu phát triển kinh tế đều tăng trưởng. Tôi cho rằng, trong 6 tháng cuối năm 2020 còn tiềm ẩn những diễn biến khó lường, thời cơ và thách thức đan xen. Do đó, UBND tỉnh cần quan tâm một số vấn đề, như: Tăng cường tổ chức đối thoại với doanh nghiệp (DN) để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng triển khai các gói kích cầu phát triển kinh tế, hỗ trợ DN và các chính sách hỗ trợ người lao động. UBND tỉnh cần lưu ý về kế hoạch đầu tư công, tiến độ giải ngân và triển khai còn chậm; chỉ đạo rà soát, phân tích nguyên nhân chậm trễ của từng dự án, công trình để có giải pháp khắc phục hiệu quả. Cùng với đó là xây dựng các kịch bản tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với sự phát triển KT-XH, QP-AN của tỉnh để chuẩn bị các giải pháp phù hợp.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang: Cục Hải quan Bình Dương dự báo thời gian tới, khả năng thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh công tác hỗ trợ, tạo thuận lợi cho DN ổn định, phục hồi sản xuất trước trong và sau dịch bệnh Covid-19, tăng cường giải pháp khai thác nguồn thu mới, Cục Hải quan Bình Dương luôn theo dõi, bám sát và nắm chắc tình hình hoạt động, mức độ ảnh hưởng của từng DN để có giải pháp kịp thời hỗ trợ, xử lý khó khăn cho DN.

 Đại biểu Hà Thanh: Trước hết, tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của UBND tỉnh trong phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm. Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại giao của tỉnh. Do vậy, trong 6 tháng cuối năm 2020, Sở Ngoại vụ sẽ tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai các hoạt động đối ngoại. Cụ thể, Sở Ngoại vụ sẽ tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác giải quyết việc nhập cảnh đối với các chuyên gia, người lao động kỹ thuật cao, nhà đầu tư nước ngoài vào làm việc tại tỉnh phù hợp với các quy định, hướng dẫn của Trung ương. 

Song song đó, Sở Ngoại vụ đang phối hợp tham mưu và chuẩn bị các buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các DN, nhà đầu tư nước ngoài theo 4 thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và nhóm tiếng Anh nhằm thông tin tình hình KT-XH của tỉnh, kịp thời lắng nghe, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của DN trong quá trình sản xuất, kinh doanh tại Bình Dương; tiếp tục tham mưu các hoạt động thu hút đầu tư bằng hình thức phù hợp trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19.

Đại biểu Huỳnh Thị Nguyệt Phương:Trong 6 tháng đầu năm 2020, Bình Dương cũng như cả nước gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Trong bối cảnh đó, Trung ương và tỉnh đã kịp thời chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh một cách hiệu quả, hỗ trợ tối đa cho ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Với những giải pháp đã đặt ra, tôi mong rằng ngoài các quy định của Trung ương, tỉnh cần có những chính sách đặc thù riêng cho ngành y tế, như: Tăng kinh phí hoạt động cho các trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế tuyến xã, phường; tăng định biên cho ngành theo thực tế khu vực có dân số đông. Cùng với đó là có văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục đầu tư về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại để ngành y tế thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

 HỒ VĂN  

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên