Phụ nữ cần sự sẻ chia của nam giới

Cập nhật: 28-11-2017 | 08:22:13

 Đó là vấn đề trọng tâm được chị em phụ nữ (PN) đưa ra tại các buổi nói chuyện chuyên đề, tọa đàm về bình đẳng giới (BĐG), vì sự tiến bộ PN. Qua đó, chị em PN hy vọng các ngành chức năng tiếp tục tuyên truyền, thành lập các câu lạc bộ, xây dựng mô hình để nam - nữ cùng tham gia. Có như vậy, “cánh mày râu” mới hiểu, thông cảm, chia sẻ với PN để cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, hướng tới một xã hội bình đẳng.

 Nhiều vấn đề được đề cập

Theo các chuyên gia tâm lý, phía sau một người PN thành công cần có sự quan tâm, sẻ chia, gánh vác trách nhiệm và đặc biệt là sự tôn trọng từ phía nam giới. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn tư tưởng “trọng nam kinh nữ” làm cho nhiều chị em PN không được bình đẳng, không được coi trọng. Tâm sự với chúng tôi, chị L. (TX.Bến Cát), cho biết chị hiện đang công tác tại một cơ quan Nhà nước. Là một PN chị mang nặng trách nhiệm gia đình, xã hội nên chịu nhiều áp lực. Hàng ngày ngoài công việc chính tại cơ quan, chị thường xuyên đi công tác và một tay chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái. Mỗi lần chị đề nghị chồng phụ giúp, chồng nặng nhẹ, sau đó yêu cầu chị xin nghỉ việc nếu cảm thấy không chu toàn công việc nhà. Theo chồng chị, đàn ông sinh ra là để lo việc lớn, việc nội trợ nhỏ nhặt, tầm thường là việc của người PN. Thậm chí cơ quan cử đi học nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, chị phải xin hoãn vì chồng cấm đoán.

Chị em PN tham gia tọa đàm về BĐG để tìm giải pháp xây dựng xã hội bình đẳng, tiến bộ cho PN

Trường hợp của chị Hoàng Thanh Ng., nhân viên Công ty A (TX.Thuận An) từ khi lấy chồng đến nay chị không có tiếng nói riêng. Hầu hết mọi việc trong gia đình đều do chồng chị tự quyết, kể cả việc chăm con. Nhiều khi chị muốn được góp ý những điểm chưa đúng trong cách dạy con thì bị chồng quát tháo. “Sống trong căn nhà của mình nhưng mình không có tiếng nói thì chỉ như một người ở. Riết rồi mình không muốn nói gì, góp ý gì, cứ âm thầm sống cho qua ngày, qua tháng. Nhiều lúc cảm thấy áp lực vô cùng nhưng không biết tâm sự cùng ai”, chị Thanh Ng. nói.

Cần sự sẻ chia

Qua trường hợp chị Ng., chị L. thì bất BĐG vẫn đang tồn tại trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn khá phổ biến. Vẫn còn không ít nam giới tựđặt mình vào vịtríngười chủtrong gia đình đểrồi mặc nhiên cho rằng, việc chăm sóc tổấm làtrách nhiệm của người PN. Thế nên, những công việc không tên trong gia đình đãvàđang khiến nhiều PN rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Cán cân bình đẳng đãlệch từchính những công việc tưởng chừng rất nhỏấy trong gia đình. Nhiều PN chia sẻ, họcần nhận được sựgiúp đỡ từbạn đời đểcóthểchu toàn vai tròlàm vợ, làm mẹmàkhông chịu quánhiều áp lực.

Chính vì chưa được bình đẳng, qua các buổi nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, chị em PN đã lên tiếng đề nghị, chính quyền các địa phương khi áp dụng các chính sách và biện pháp thúc đẩy BĐG trong gia đình cần có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Hội PN các cấp cần phát huy vai trò của mình, có sự quan tâm kịp thời, có biện pháp thúc đẩy chị em tham gia các hoạt động xã hội và các lớp tập huấn về giới, nâng cao vai trò và năng lực cho chị em. Cùng với đó, ngành giáo dục cần đưa giáo dục vềBĐG ngay trong nhàtrường đểnâng cao nhận thức của các thếhệtương lai…

Theo bà Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP.Hồ Chí Minh, báo cáo viên công tác tuyên truyền BĐG tại Bình Dương, thay đổi nhận thức của nam giới trong việc bình đẳng, chia sẻ với PN mọi việc là điều không dễdàng. Bởi từ lâu, một đứa trẻ lớn lên được dạy rằng, đàn ông sinh ra là để lo việc lớn, nội trợ là việc của người PN. Ðể chấm dứt tình trạng bất BĐG trong gia đình, điều thiết yếu quan trọng là phải nâng cao chất lượng giáo dục, tuyên truyền về giới trên diện rộng không chỉ với PN mà còn với nam giới. Công tác giáo dục về giới cần phải được tăng cường đẩy mạnh trong nội dung đào tạo đối với các đối tượng thanh thiếu niên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp các em có sự hiểu biết, ý thức và trách nhiệm về giới trong việc xây dựng cuộc sống gia đình sau này. Chiến lược tuyên truyền, giáo dục nếu được thực hiện tốt sẽ giúp thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử gia đình giữa PN và nam giới, giữa cha mẹ và con cái, từ đó dần xóa bỏ định kiến và khoảng cách giới.

Mặt khác, yếu tố quyết định sự bình đẳng trong gia đình, xã hội vẫn là người PN. Các chị cần phấn đấu học tập nhằm nâng cao kiến thức, trình độ về những lĩnh vực hoạt động và công việc mà mình đang tham gia. Sức khỏe tốt cũng là một trong những yếu tố giúp PN gánh vác vai trò người mẹ, người vợ trong gia đình, người cán bộ trong xã hội hiện đại. Mỗi chị phải tự tạo công việc cho bản thân và gia đình bằng các biện pháp phù hợp. Có việc làm, thu nhập ổn định và đáp ứng nhu cầu cuộc sống sẽ là yếu tố quyết định vị thế của PN trong gia đình và xã hội.

THIÊN LÝ

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=365
Quay lên trên