Tài sản và quyền sở hữu tài sản

Cập nhật: 03-12-2016 | 09:39:43

 HỘI LUẬT GIA TỈNH BÌNH DƯƠNG

Đa ch: S 26 đưng Đoàn Th Liên, phưng Phú Li, TP.Th Du Mt, tnh Bình Dương

Đin thoi: Văn phòng: 0650.3667036

Ch tch: 0913.951485

Phó Ch tch Thưng trc: 0919.036302

Trung tâm Tư vn pháp lut: 0941.443260

Hi Lut gia tnh Bình Dương: Tư vn pháp lut min phí theo quy đnh ca pháp lut trong các lĩnh vc Hành chính, Dân s, Hôn nhân - Gia đình, Đt đai và T tng Hình s, Dân s; Gii thiu mt s ni dung cơ bn ca B lut Dân s 2015. (t 8 gi 30 đến 9 gi 30 sáng th hai, th tư, th sáu hàng tun ti đa ch nêu trên).

 Tài sản có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở vật chất để xã hội hình thành và phát triển; trong đời sống dân sự, tài sản là một trong những yếu tố cơ bản để cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự của mình.

Điều 105, Bộ luật Dân sự quy định: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền về tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản (có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai).

Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người. Tuy nhiên, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này được coi là vật, nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật. Như vậy, vật phải có thực và nằm trong sự chiếm hữu của con người mới được coi là tài sản và là đối tượng của giao dịch dân sự. Ngày nay do phát triển của khoa học công nghệ, khái niệm vật được mở rộng (như phần mềm trong máy vi tính, chất thải được sử dụng làm nguyên liệu).

Bất động sản là những vật không di dời được, bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản, tức là tài sản có thể di dời được. Đối với bất động sản, Bộ luật Dân sự quy định phải được đăng ký theo quy định; đối với động sản thì không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định phải đăng ký.

Tiền về mặt pháp lý, là loại tài sản đặc biệt, vì nó chỉ là phương tiện để mua, bán, trao đổi.

Bộ luật Dân sự còn quy định tài sản gồm cả giấy tờ có giá và quyền tài sản. Khi thực hiện quyền dân sự, cá nhân, pháp nhân tùy từng loại tài sản để tham gia giao dịch dân sự cho phù hợp.

Tài sản được Bộ luật Dân sự quy định không chỉ là những tài sản hiện có mà còn có tài sản trong tương lai. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: tài sản chưa hình thành, tài sản đã hình thành nhưng để lại xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập giao dịch.

Quyền sở hữu tài sản và các quyền khác đối với tài sản

Theo Điều 158 Bộ luật Dân sự: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”. Đây là những quyền rất quan trọng để thực hiện quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân đối với tài sản.

Quyền chiếm hữu là quyền của cá nhân, pháp nhân tự mình nắm giữ, tài sản; là quyền kiểm soát và chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo ý chí của mình không trái với pháp luật, đạo đức xã hội. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản phải do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo (quyền sở hữu trí tuệ); được nhận quyền sở hữu (theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác; thu hoa lợi, lợi tức; tạo thành tài sản mới do sát nhập, trộn lẫn, chế biến; được thừa kế; chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai (động sản là 10 năm, bất động sản là 30 năm).

Quyền sở hữu chấm dứt khi: chuyển quyền sở hữu cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu; tài sản đã được tiêu dùng hoăc bị tiêu hủy; tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc bị trưng mua, bị tịch thu;

Ngoài quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, chủ sở hữu còn có các quyền khác đối với tài sản. Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; quyền hưởng dụng và quyền bề mặt (Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015).

Khi thực hiện quyền: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 160).

 Chương trình này được Hội Luật gia tỉnh Bình Dương và Báo Bình Dương cùng phối hợp thực hiện theo Kế hoạch 711/KH-UBND ngày 13-3-2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Chúng tôi rất mong nhận được thư, bài góp ý hoặc yêu cầu tư vấn xin gửi về địa chỉ: Số 26 đường Đoàn Thị Liên, phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
Quay lên trên