Chủ động giữ vững mặt trận thông tin, tư tưởng

Cập nhật: 12-01-2016 | 08:42:08

Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng công nghệ thông tin, internet, mạng xã hội liên tục xuyên tạc, bịa đặt, chống phá Đảng và Nhà nước ta nhằm gây chia rẽ, mâu thuẫn giữa Đảng với nhân dân, với ý đồ làm giảm sút niềm tin của dân với Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Có những trang mạng xã hội trở thành diễn đàn công khai công kích với những thông tin thất thiệt, gây nhiễu, vi phạm pháp luật…

 Phát biểu với báo giới, ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, cho biết: “Đã thành thông lệ, cứ vào dịp trước, trong và sau khi diễn ra các sự kiện lớn của đất nước, của dân tộc như Đại hội Đảng, nhiều đối tượng chống phá lại tung ra đủ loại thông tin xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm gây rối, làm nhiễu loạn thông tin”. Và đáng lo nhất là việc ứng phó, đấu tranh chống các thông tin xấu gây nhiễu loạn như vậy của chúng ta vẫn còn lúng túng, chưa chủ động, thiếu sự nhanh nhạy. Khi chúng ta chậm có các thông tin chính thống thì các thông tin xấu, không chính thống có dịp tung hoành… Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải làm tốt vai trò người phát ngôn, cung cấp thông tin chính thống, chính xác, nhanh nhạy và liên tục để định hướng dư luận trong nhân dân. Để người sử dụng internet có sự sàng lọc thông tin, tự bảo vệ bản thân trước các thông tin xấu, độc hại cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía: Cơ quan cung cấp thông tin chính thống có nhiệm vụ cung cấp thông tin kịp thời, cơ quan quản lý có nhiệm vụ sàng lọc, quảng bá thông tin chính thống...

Về phía người sử dụng internet phải cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định để nâng cao nhận thức, biết chọn lọc thông tin. Đặc biệt, không chia sẻ, dẫn lại thông tin chưa được kiểm chứng. Trước hết người dân cần tin tưởng vào thông tin chính thống trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang mạng chính thức của chúng ta. Không nên tìm kiếm những trang web có nội dung xuyên tạc, nói xấu và không bình luận, chia sẻ đường dẫn các thông tin xấu. Với tình hình an ninh mạng như hiện nay, khi các thông tin xấu, độc hại đã trở thành chuyện thường ngày thì ý thức của người dùng cần được nâng lên để không vô tình tiếp tay cho các thông tin xấu, độc hại…

Ngược lại, chính quyền các cấp, cơ quan truyền thông cần tạo ra các kênh thông tin chính thống, đa dạng, nhanh chóng, kịp thời cung cấp cho người dân những thông tin liên quan tới tình hình thời sự chính trị - xã hội… và luôn chủ động để giữ vững mặt trận thông tin, tư tưởng, đẩy lùi thông tin xấu, bịa đặt… 

 NHẬT HUY

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=1035
Quay lên trên