Hỏi đáp về quy định bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Cập nhật: 14-06-2014 | 00:00:00

Hỏi: Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (TE) phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, TE phải làm việc xa nhà gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 54 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: UBND các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng TE phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho TE được học nghề, làm công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi trong phạm vi địa phương. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với TE phải làm việc xa nhà gia đình để giúp đỡ, giáo dục TE. UBND cấp xã nơi có TE phải làm việc xa nhà gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để TE được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.

***

Hỏi: Việc hạn chế quyền của cha mẹ, trong trường hợp cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền TE được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 17 Nghị định số 71/2001/NĐ-CP quy định: Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con là TE nếu cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền TE, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

Trách nhiệm bảo đảm an toàn và sự phát triển bình thường của TE trong trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con là TE: Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là TE. Các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là TE.

Trong trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và lợi ích hợp pháp của TE khi chưa có quyết định của tòa án, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền ra quyết định tạm thời giao TE cho thân nhân nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; trong trường hợp không có thân nhân thì giao TE cho gia đình chăm sóc thay thế hoặc cho cơ sở trợ giúp TE, cơ sở bảo trợ xã hội.

Sau khi có quyết định của tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con là TE hoặc trong trường hợp khẩn cấp, việc tổ chức chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng thay thế với TE được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 16 Nghị định 71/2001/NĐ-CP.

P.V

Chia sẻ bài viết

LƯU Ý: BDO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. BDO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Vui lòng gõ tiếng việt có dấu, cám ơn sự đóng góp của bạn đọc.

Gửi file đính kèm không quá 10MB Đính kèm File
intNumViewTotal=239
Quay lên trên